Bước vào tuổi Mầm non, con bắt đầu phát triển vượt bậc về nhiều mặt như: thể chất, trí tuệ, vận động và cả việc hình thành thói quen ăn uống. Trẻ ở giai đoạn thể hiện sự độc lập, thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh, bắt chước người lớn, đặc biệt là trong việc ăn uống. Vì thế, việc xây dựng và chăm sóc cho trẻ theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển.
Vai trò của bữa ăn dinh dưỡng cho con
Ở độ tuổi Mầm non, trẻ bắt đầu hình thành thói quen ăn uống, lựa chọn thức ăn theo ý thích và số lượng thức ăn cần nạp vào,… Vì vậy, nếu không cung cấp được bữa ăn dinh dưỡng cho con có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất. Bên cạnh đó còn xuất hiện các vấn đề liên quan sức khỏe và làm chậm quá trình phát triển nền tảng về trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc chăm sóc và cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Hơn thế nữa còn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ trong suốt những năm tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng cho con ở trường cần được đảm bảo và thực hiện một cách khoa học. Đối với trẻ bước vào độ tuổi mầm non, nhu cầu dinh dưỡng trung bình rơi vào khoảng từ 1230 Kcal – 1320 Kcal/ngày. Trong đó tỷ lệ chất bột đường chiếm 52%, tỷ lệ chất đạm từ 13 – 20% và chất béo chiếm khoảng 25 – 35%.
Bữa ăn dinh dưỡng cho con nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như: Chất bột đường, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
Bên cạnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, trẻ cần được khuyến khích tham gia vận động thể thao phù hợp để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, phát triển tốt hơn về mặt cân nặng vào chiều cao. Theo khuyến nghị từ WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ Mầm non cần tham gia các hoạt động thể lực như: Bơi lặn, chạy, đi bộ,… với cường độ vừa sức từ 30 – 45 phút mỗi ngày.
Nguyên tắc xây dựng bữa ăn dinh dưỡng cho con ở tuổi Mầm non
Chế độ dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cũng như thói quen ăn uống sau này của trẻ. Để xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần đảm bảo được những nguyên tắc sau:
- Khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ năng lượng để trẻ có thể tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và vui chơi trong ngày. Cần có đầy đủ các nhóm chất cơ bản bao gồm: Protein, lipid (chất béo), tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ
- Thay đổi đa dạng thực đơn mỗi ngày để kích thích khẩu vị của trẻ, giúp trẻ ăn nhiều và ngon miệng hơn.
- Xây dựng khẩu phần ăn theo mùa và phù hợp với sở thích của trẻ. Hơn thế nữa, việc sử dụng thực phẩm theo mùa cũng đảm bảo được vấn đề an toàn thực phẩm cho con.
- Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn để chế biến bữa ăn dinh dưỡng cho con. Hệ tiêu hóa của con ở độ tuổi này rất nhạy cảm, cần chọn thực phẩm tươi sạch, không chứa hóa chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe.
Việc lựa chọn thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bữa ăn của con, hãy đảm bảo lựa chọn đúng nguồn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho trẻ, cụ thể:
Các loại thực phẩm nên sử dụng
Nên lựa chọn sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa; Các loại rau xanh, trái cây tươi; Các loại cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…; Các loại hạt, ngũ cốc dinh dưỡng. Ngoài ra cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm có chứa chất béo có lợi từ các loại dầu thực vật, dầu oliu, bơ, phô mai,…
Các loại thực phẩm không nên sử dụng
Nên hạn chế các loại đồ uống có gas và thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn nhanh và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm cứng như: mía, bánh kẹo cứng,…gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến bữa ăn dinh dưỡng cho con
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay từ những năm đầu đời sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh việc đáp ứng vai trò dạy dỗ, chăm sóc thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non cũng cần đặc biệt chú trọng. Cần tuân thủ theo một số điều kiện sau:
Đối với khẩu phần ăn của con:
Các món ăn được sử dụng các nguồn nguyên liệu có đầy đủ các nhóm chất sau đây:
Nhóm tinh bột: gạo, mì, bánh mì, các loại củ,…
Nhóm chất đạm: Thịt, trứng, cá, tôm,…
Nhóm chất béo: dầu oliu, dầu vừng, đậu phụ, sữa đậu nành, vừng, lạc,…
Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây tươi, nước ép,…
Đối với khu vực chế biến
Có đầy đủ trang thiết bị trong nhà bếp, tủ và kho lạnh để quản quản thực phẩm.
Trang bị và phân chia khu vực rửa riêng biệt: bồn rửa thực phẩm, rau củ quả, thực phẩm tươi sống
Khu vực bếp sắp xếp theo nguyên tắc 1 chiều, tránh để nhiễm chéo giữa thực phẩm chín và thực phẩm sống.
Khu vực ăn uống đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, không bị ẩm mốc.
Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn và rửa dụng cụ.
Thực hiện chế độ ghi chép, lưu mẫu thức ăn theo quy định
Nhân viên bếp phải đạt đủ trình độ và bằng cấp về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần được khám sức khỏe định kỳ hàng năm.