Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non
1.Thực đơn cho trẻ mầm non
1.1 Trẻ mầm non ăn gì?
Melinda Johnson, MS, RD, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa và là người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết: “Trẻ mầm non có thể ăn những gì mà cả gia đình ăn. Điều này cho phép bữa ăn gia đình nên bao gồm nhiều loại thực phẩm lành mạnh với lượng vừa phải.
Thực đơn cho trẻ mầm non nên bao gồm hầu hết các loại thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như: thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, trứng và các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám và ngũ cốc. Hai khẩu phần thực phẩm từ sữa hàng ngày và trái cây, rau tươi.
Kathy Mitchell, MD, một bác sĩ nhi khoa thực hành tại Harvard Vanguard Medical Associates ở Watertown, Mass cho biết: “Hãy loại bỏ những đồ ăn vặt như bánh quy và kẹo ra khỏi nhà để giảm bớt sự cám dỗ cho trẻ mầm non. "Nhưng đừng thực hiện một cách quá đà. Trẻ em có thể bị thu hút mãnh liệt bởi những thực phẩm bị cấm."
1.2 Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Biểu tượng My Plate là kim chỉ nam giúp bố mẹ và trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh. My Plate có thể giúp lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau đồng thời khuyến khích lượng calo và chất béo phù hợp.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn các món ăn để giúp việc lựa chọn thức ăn cho trẻ từ 2 tuổi trở lên dễ dàng hơn.
Biểu tượng My Plate được chia thành 5 loại nhóm thực phẩm, nhấn mạnh lượng dinh dưỡng của những thứ được liệt kê bên dưới:
- Ngũ cốc: Thực phẩm được làm từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch là các sản phẩm ngũ cốc. Nên tập trung bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Rau: Đa dạng hóa các loại rau trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non. Chọn nhiều loại rau có màu sắc. Chúng có thể bao gồm các loại rau có màu xanh đậm, đỏ và cam, các loại đậu (đậu Hà Lan và đậu) và các loại rau giàu tinh bột.
- Trái cây: Bất kỳ loại trái cây nào hoặc 100% nước trái cây đều được tính là một phần của nhóm trái cây. Trái cây có thể tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc sấy khô và có thể để nguyên trái, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không quá 120 ml nước trái cây mỗi ngày cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi và 120 đến 180 ml mỗi ngày cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
- Sản phẩm từ bơ sữa: Các sản phẩm từ bơ và sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ và chúng cũng được coi là một phần của nhóm thực phẩm này. Vì thế cha mẹ nên ưu tiên bổ sung các sản phẩm không có chất béo hoặc ít chất béo, cũng như những thực phẩm có nhiều canxi.
- Chất đạm. Trong quá trình chăm sóc trẻ mầm non nên cho bé ăn nhiều protein thông qua các loại thịt, thịt gia cầm ít mỡ hoặc nạc hay cá, quả hạch, hạt, đậu Hà Lan và đậu.
Dầu không phải là một nhóm thực phẩm, nhưng một số loại như dầu thực vật, có các chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Nên tránh dùng mỡ động vật là chất béo rắn. Khuyến khích tập thể dục và hoạt động thể chất hàng ngày với một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
2. Dành thời gian cho bữa ăn khi chăm sóc trẻ mầm non
Các bữa ăn gia đình thông thường mang đến cơ hội bổ sung dinh dưỡng tốt và nhiều hơn thế nữa. Ăn uống cùng nhau khuyến khích hình thành cách cư xử phù hợp trên bàn và thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, cũng như kỹ năng đàm thoại. Bố mẹ nên giảm thiểu sự phân tâm của trẻ nhỏ bằng cách tắt TV và điện thoại trong khi ăn. Điều này giáo dục cho trẻ hiểu được rằng giờ ăn được dành để thưởng thức những món ăn lành mạnh và nuôi dưỡng các mối quan hệ có ý nghĩa.
Trong khi các thói quen về ăn uống thông thường mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ, thì điều này với trẻ mầm non có thể hỗn loạn và lộn xộn. Thức ăn có thể sẽ bị đổ ra ngoài và trẻ mầm non thường ăn uống một cách cẩu thả khi chúng vẫn đang trau dồi kỹ năng tự ăn của mình. Bố mẹ không tránh trở thành một "kẻ ưa sạch sẽ" để giảm thiểu sự căng thẳng trong giờ ăn.
Johnson đã từng nói: “Việc quá khắt khe về sự gọn gàng trong bàn ăn có thể khiến trẻ cảm thấy tồi tệ khi làm đổ sữa hoặc dính thức ăn vào quần áo”
Dưới đây là một số gợi ý hữu ích về việc nên thực hiện trong giờ ăn cho trẻ ở độ tuổi mầm non:
- Chuẩn bị bữa ăn cẩn thận, cho trẻ ăn theo lịch trình và hạn chế ăn uống không có kế hoạch. Lên lịch cho các bữa ăn chính và bữa phụ giúp đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ mầm non.
- Tập trung vào việc ăn uống, không chơi với thức ăn, hoặc chơi trên bàn ăn tối. Chạy hoặc chơi trong khi ăn có thể khiến trẻ bị sặc. Cho trẻ ngồi khi ăn.
- Hạn chế truyền hình ngay cả các chương trình giáo dục. Theo nghiên cứu mới đây trên Archives of Pediatric and Adolescent Medicine, những đứa trẻ ba tuổi xem ti vi từ hai giờ trở lên hàng ngày có nguy cơ bị thừa cân cao hơn gần gấp ba lần so với những đứa trẻ xem ít hơn.
- Tiếp tục cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này muốn thông báo cho trẻ biết rằng sớm hay muộn, chúng cũng sẽ cần học cách ăn gần như tất cả các loại thức ăn.
- Làm cho giờ ăn dễ chịu nhất có thể và đừng tạo áp lực cho con khi ăn. Đừng ép con bạn phải “dọn dẹp” đĩa của mình. Điều này có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều khiến trẻ tăng cân quá mức.
- Trẻ sẽ đói vào giờ ăn nếu đã hạn chế ăn vặt trong ngày.
- Làm gương cho trẻ trong việc xây dựng các thói quen ăn uống lành mạnh. Trẻ mầm non sao chép những gì chúng thấy cha mẹ làm. Nếu bố mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh, trẻ sẽ khó học được cách ăn uống lành mạnh. Những đứa trẻ nhỏ thích bắt chước người lớn và chúng sẽ bắt chước thói quen ăn uống của bố mẹ, cho dù chúng tốt hay cần được cải thiện.
- Tôn trọng khả năng quyết định ăn bao nhiêu và ăn khi nào của trẻ mầm non. Bởi trẻ em có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể như thế nào. Khi các nhà nghiên cứu cho trẻ mầm non một phần đôi mì ống và pho mát trẻ sẽ ăn nhiều hơn. Nhưng khi các nhà nghiên cứu đặt phần ăn có kích thước gấp đôi vào bát và để bọn trẻ ăn, chúng thường có xu hướng chọn lựa lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi của mình: 1/2 chén cho trẻ 3 tuổi và 3/4 chén cho trẻ 4 và 5 tuổi.
- Bố mẹ có thể cung cấp một loại vitamin tổng hợp hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non dưới sự tư vấn của bác sĩ. Vitamin tổng hợp lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng nhỏ trong chế độ ăn của những đứa trẻ kén ăn, đặc biệt là chất sắt, chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển trí não, hệ miễn dịch và mức năng lượng của trẻ.
Khi đã biết trẻ mầm non ăn gì và cách chăm sóc trẻ mầm non, cha mẹ cần đưa ra một chế độ ăn uống khoa học để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt nhất cho từng giai đoạn.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.