Trẻ biết được vòng tuần hoàn của nước như nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, tạo thành mưa, nêu được ích lợi của nước đối với con người, cây cối. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ vòng tuần hoàn của nước, kỹ năng khi sử dụng nước. Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau khi chơi- Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước và biết bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
Tiến hành:
- Cô: Xúm xít, xúm xít- Trẻ: Quanh cô, quanh cô.C/c ơi! Hôm nay cô có một thí nghiệm rất là hay. C/c có muốn xem cô làm thí nghiệm đó không nào?- Cô làm thí nghiệm về nước cho trẻ xem:- Trời tối, đi ngủ.- Trời sáng, ò ó o!- Cô có cái gì đây c/c? (phích nước và ly, tờ giấy, tấm kính)- C/c nhìn xem tờ giấy, tấm kính khô hay ướt? (khô) - Bây giờ cô sẽ rót hai ly nước nóng và một ly úp tấm kính, một ly úp một tờ giấy lên miệng ly. - Một ly cô sẽ rót nước đun sôi để nguội và đạt tấm kính lên.- Các con quan sát có hiện tượng gì xảy ra với ly nước nóng có tấm kính đặt lên ?(làm mờ ly thủy tinh, tấm kính)- Còn ly nước đun sôi để nguội có hiện tượng gì không c/c?Cô giải thích: Nước nóng bốc hơi làm mờ ly thuỷ tinh, tấm kính.Cô nhấc tấm kính chắn miệng ly: Các con cùng quan sát xem có gì phía dưới tấm kính?(những giọt nước)- Tại sao lại như vậy?( Hơi nước bay lên ngưng tụ phía dưới tấm kính thành hạt nước li ti)- Cô giải thích để trẻ hiểu: Nước bốc hơi lên khi gặp tấm kính chắn sẽ ngưng tụ phía dưới tấm kính thành những hạt nước nhỏ li ti. Hạt nước to hơn, nặng hơn sẽ rơi xuống.Vì để hơi nước tụ thành những giọt nước to hơn cần phải có thời gian lâu hơn nên cô đã làm trước thí nghiệm để c/c thấy những giọt nước to rơi xuống và khi nào có thời gian nhiều hơn cô và c/c sẽ thực hiện một cách hoàn chỉnh nhé.- Cô nghiêng tấm kính, những giọt nước to chảy xuống.Còn ly úp tờ giấy thì một lát nữa cô sẽ cho c/c thấy hiện tượng gì xảy ra nhé.GD trẻ: Ở nhà các con không được làm thí nghiệm giống cô vì rất nguy hiểm do nước sôi nóng có sẽ gây ra bỏng cho c/c nhé.C/c thấy nước có kỳ diệu không nào? Vậy hôm nay cô và c/c sẽ tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước để biết sự kỳ diệu của nước nhé.- Nước có ở những đâu c/c? (giếng, ao, hồ, sông, suối, biển)- C/c nhìn xem cô có gì đây? (ly nước)- C/c thấy nước có màu gì? (không màu, trong suốt)- Cô cho trẻ ngửi nước. Con thấy nước có mùi gì không? - Cô cho trẻ uống nước. Con thấy nước có vị gì không?- Cô đổ nước ra đĩa cho trẻ quan sát- Nước có hình dạng gì c/c? (không có hình dạng)Nước không có hình dạng cụ thể nên được gọi là chất lỏng đó c/c.Cô đố c/c nước có cầm được không? (tùy trẻ)